So sánh Intel core i5-6300U vs Intel core i7-6600U
Cùng được cho ra mắt vào cuối năm 2015 nhưng giữa 2 bộ xử lí có khá nhiều sự khác biệt dẫn đến hiệu suất của 2 chip này hoàn toàn khác nhau, được trang bị trên những dòng laptop đáp ứng tùy từng nhu cầu của người dùng. Vậy điểm giống và khác biệt giữa hai bộ vi xử lí này là gì? Hãy cùng No1 Computer tìm hiểu và đánh giá intel core i5-6300u vs intel core i7-6600u trong bài viết sau đây.
Bảng thông số so sánh kĩ thuật giữa hai CPU i5-6300u và i7-6600u
Điểm giống nhau giữa intel core i5-6300u vs intel core i7-6600u
Sở hữu 2 nhân 4 luồng
Cả hai bộ vi xử lí này đều hoạt động với 2 lõi và 4 luồng CPU. Trong quá trình hoạt động, nhân và luồng sẽ cùng thực hiện nhiệm vụ xử lí song song với nhau, được coi là nhân tố quyết định ảnh hưởng đến hiệu năng của laptop. Mỗi nhân sẽ đảm nhận cùng với 2 luồng giúp xử lý đa nhiệm mượt mà, mang lại hiệu quả làm việc cao.
Siêu tiết kiệm điện
Đồng thời cả 2 bộ vi xử lí này đều sử dụng hậu tố U, có nghĩa đây là bộ vi xử lí điện áp siêu thấp với ưu điểm là tiết kiệm điện năng, hạn chế sinh nhiệt từ đó tiết kiệm pin hơn, phù hợp với mục đích xử lí các tác vụ từ nhẹ đến trung bình.
Sở hữu kích thước tiến trình khá nhỏ chỉ 14 nm so với kích thước trung bình là 17,2nm đem lại hiệu suất cao và giảm mức tiêu thụ điện năng. Khi kích thước các bóng bán dẫn càng nhỏ thì sẽ có càng nhiều không gian để chứa các bóng bán dẫn khác. Đối với CPU trong cùng thế hệ, cùng một kiến trúc thì càng nhiều bóng bán dẫn cũng đồng nghĩa với việc nó càng mạnh hơn. Bên cạnh đó thì nhiệt độ của CPU tỏa ra phần lớn là đến từ các bóng bán dẫn, bóng bán dẫn càng nhỏ thì lượng tiêu hao điện càng ít đồng nghĩa với việc ít tỏa nhiệt hơn
Intel Core i7-6600u6600u
Trang bị card đồ họa HD Graphics 520
Tích hợp đồ họa HD Graphics 520 đại diện cho phiên bản GT2 của GPU Skylake, cung cấp 24 EU (đơn vị thực thi) có tốc độ dao động từ 300 cho đến 1050 MHz và cung cấp hiệu suất trong phạm vi của GeForce 820M chuyên dụng, có thể chơi tốt được các tựa game ra mắt trong năm 2015 với mức thiết lập thấp.
Tuy nhiên để cho chip được vận hành ở mức tối đa, HD 520 cần phải truy cập vào bộ nhớ chính (2x 64 bit DDR3L -1600 / DDR4-2133) do thiếu bộ nhớ đồ họa chuyên dụng hoặc bộ nhớ cache eDRAM.
Sự khác nhau giữa intel core i5-6300u vs intel core i7-6600u
Khả năng xử lí đồ họa
I7-6600u sở hữu card đồ họa GPU có tần số 0.3 GHz với mức turbo cao nhất có thể lên đến 1.05 GHz cho các thao tác xử lí đồ họa hình ảnh ở mức độ cao so với i5-6300u chỉ dừng lại ở mức 0.95 Ghz. Tuy nhiên thì ở mức thông thường, tần số của i5-6300u có phần nhỉnh hơn khi chạy với tần số 0.35GHz, cao hơn 0.05GHz so với i7-6600u.
Đặc biệt hơn khi ở phiên bản i7-6600u sẽ cho ra hiệu năng tương đương với card đồ họa rời NVIDIA GeForce 820M và sẽ có thể chơi tốt được những tựa game ra mắt trong năm 2015 ở mức thiết lập thấp của game.
Hiệu năng
Khi ở cùng một mức công suất tỏa nhiệt là 15W, i7-6600u sẽ chạy ở 3.40 GHz base 3.00 GHz ở tất cả các lõi trong khi i5-6300u chạy ở 3.00GHz base 2.60. Điều này cho thấy tốc độ xử lí của i7-6600u có phần vượt trội hơn so với i5-6300u.
Sở hữu hiệu suất trên mỗi watt lên tới 488,8 trong khi i5-6300u dừng lại ở con số 437 cho thấy sức mạnh của i7 ưu việt hơn so với i5. Với mức hiệu suất trên mỗi wat càng cao thì máy hoạt động càng cho ra hiệu suất lớn, xử lí nhanh các khối lượng công việc nặng đồng thời giúp cho máy giảm thiểu hao hụt lượng pin tiêu thụ, tiết kiệm điện năng.
Sức mạnh của bộ nhớ đệm cache
Ngoài tốc độ xung nhịp cơ bản thường nhanh hơn, i7-6600u còn được trang bị bộ nhớ đệm lớn hơn, giúp tăng khả năng đa nhiệm và tốc độ ghi thông tin. Khi sử dụng nhiều tác vụ cùng một lúc, CPU của bạn sẽ không phải tải lại các dữ liệu làm việc khi bạn mở lại, bởi khi đó những thông tin này sẽ nằm trong bộ nhớ cache và các thay đổi sẽ được lưu lại ngay lập tức.
Một so sánh cụ thể hơn về cùng một bộ vi xử lí trên laptop, i5-6300 có 3MB bộ nhớ đệm L3, trong khi chip i7-6600u sở hữu 4MB
Turbo Boost
Công nghệ Turbo Boost là một tính năng ép xung mà Intel đã tích hợp sẵn trong các bộ vi xử lí của mình. Đây là một công cụ giúp tăng tốc độ xung nhịp một cách linh hoạt để xử lí khối lượng công việc hay các tác vụ nặng. Cả hai bộ vi xử lí i5-6300u và i7-6600u đều sử dụng công nghệ này nhưng chip i7 đạt tốc độ xung nhịp Turbo Boost cao hơn lên tới 3.40 GHz
Nhận xét
Đăng nhận xét